ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
KINH NGHIỆM MUA ĐÈN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CỰC CHUẨN TỪ CHUYÊN GIA
Bạn muốn mua đèn năng lượng mặt trời nhưng không biết nên chọn sản phẩm nào giữa vô số sản phẩm đèn trên thị trường? Bài viết này sẽ chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm mua đèn năng lượng mặt trời, cùng tìm hiểu nhé!
Nhu cầu sử dụng đèn năng lượng mặt trời càng cao thì ngày càng nhiều người kinh doanh đèn năng lượng mặt trời, thị trường buôn bán sản phẩm này ngày càng nhộn nhịp với vô số mẫu mã, kiểu dáng, giá cả khác nhau. Dưới đây là các kinh nghiệm mua đèn năng lượng mặt trời, bạn nên chú ý để mua được sản phẩm chất lượng nhé!
1. Chọn đèn phù hợp với không gian
Đèn hoạt động có hiệu quả không liên quan rất lớn đến không gian, vị trí lắp đặt đèn. Mỗi loại đèn được thiết kế theo từng vị trí khác nhau với những tính năng khác nhau, vì vậy, trước khi mua đèn, bạn cần xác định được không gian mà mình muốn lắp đặt và xem xét nơi đó có nhận đủ ánh nắng mặt trời từ 4 - 6 giờ/ngày hay không.
2. Tìm hiểu kỹ về công suất, cường độ và phạm vi chiếu sáng của đèn
Bạn không nên chỉ dựa vào số Watt để đánh giá một chiếc đèn chiếu sáng mạnh hay không bởi vì những loại đèn khác nhau tuy cùng công suất nhưng cường độ chiếu sáng lumen của chúng lại có sự chênh lệch.
Bên cạnh đó, phạm vi chiếu sáng của đèn cũng là một tiêu chí để đánh giá chiếc đèn có chất lượng hay không. Thông thường trên thân đèn sẽ không ghi phạm vi chiếu sáng của đèn, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ từ phía nhà cung cấp để đảm bảo đèn sáng tốt và sáng ở phạm vi rộng như mình mong muốn.
3. Chọn đèn có chất liệu tốt
Chất liệu của đèn ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của sản phẩm đèn đó. Bạn nên chọn sản phẩm đèn làm bằng hợp kim nhôm cao cấp hoặc làm từ nhựa ABS. Hai loại vật liệu này giúp đèn hoạt động thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời nhưng không gây cháy nổ nhờ khả năng tản nhiệt tốt, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng của đèn.
4. Thời gian sạc và thời gian sử dụng
Đèn sử dụng năng lượng đa phần sẽ hoạt động trong khoảng 8 – 12 tiếng và sạc 6 – 8 tiếng. Tuy nhiên có một số loại đèn được thiết kế lượng thời gian này dài hơn là 20 – 25 tiếng như đèn LED đường pin rời, phù hợp cho ngày thời tiết xấu, những khu vực miền Bắc ít nắng. Nắm rõ thời gian sạc và thời gian sử dụng của đèn giúp bạn tìm được loại đèn có khả năng chiếu sáng phù hợp với nhu cầu của mình.
5. Chọn đèn theo nhu cầu: pin rời hay liền thể
Chọn đèn pin rời hay đèn liền thể? Điều này tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của bạn.
Đối với đèn liền thể, ưu điểm lớn nhất là tiết kiệm thời gian và công sức lắp đặt, không cồng kềnh vì tấm pin tích hợp thành một thể với thân đèn.
Vời đèn năng lượng sử dụng pin rời thường sẽ thích hợp lắp trong nhà bởi vì bạn có thể đặt đèn ở trong nhà còn tấm pin có thể để ở ngoài trời, nơi tiếp xúc với ánh nắng tốt nhất.
6. Kiểm tra độ sáng của đèn trước khi mua
Hãy kiểm tra độ sáng của đèn thật kỹ trước khi mua để tránh trường hợp sau khi mua về lắp đặt thì nhận ra độ sáng của đèn không được như mong muốn.
7. Lựa chọn đèn năng lượng mặt trời cảm biến
Nói đến tính năng cảm biến trong đèn mặt trời thì có 2 loại cảm biến sau là cảm biến ánh sáng và cảm biến chuyển động.
Loại 1 – Cảm biến ánh sáng (có ở mọi loại đèn năng lượng) – Ý nghĩa: Tự động bật sáng đèn khi phát hiện trời tối và tự động ngắt đèn khi phát hiện nguồn sáng bất kỳ từ mặt trời hoặc ánh đèn khác.
Loại 2 – Cảm biến chuyển động (Chỉ có ở một vài loại đèn dùng năng lượng mặt trời) – Ý nghĩa: Phát ánh sáng mạnh nhất khi phát hiện có chuyển động lại gần trong phạm vi vài mét và sau đó sẽ tắt đèn hoặc giảm độ sáng để tiết kiệm năng lượng. Tính năng giúp tăng tính an toàn, an ninh, chống trộm tốt hơn, đảm bảo độ sáng tốt nhất khi cần thiết và tránh lãng phí năng lượng khi không cần sử dụng.
8. Chọn mua đèn có chỉ số chống nước cao
Nếu bạn sử dụng ở ngoài trời thì yếu tố chống nước là vô cùng quan trọng, chúng cũng góp phần không nhỏ đến tuổi thọ, độ bền của sản phẩm. Bạn nên ưu tiên chọn mua đèn các sản phẩm đèn LED năng lượng có chỉ số chống nước từ IP65 trở lên để đảm bảo đèn hoạt động tốt kể cả khi trời mưa gió.
9. Chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng
Nhà cung cấp đèn là một tiêu chí khá quan trọng để đánh giá sơ bộ sản phẩm đèn đó có chất lượng hay không. Bạn nên tìm mua đèn ở những nhà cung cấp đèn uy tín, chất lượng, và đừng quên xem phản hồi của khách hàng đã từng mua sản phẩm ở đó nhé.
10. Chế độ bảo hành và đổi trả sản phẩm
Một lưu ý vô cùng quan trọng trong kinh nghiệm mua đèn năng lượng mặt trời đó là chế độ bảo hành và đổi trả sản phẩm. Các dòng sản phẩm công nghệ rất khó để có thể nói trước về chất lượng, hơn nữa trong quá tình vận chuyển hoặc thời gian đầu sử dụng nếu đèn xảy ra vấn đề liên quan về kỹ thuật thì chính sách này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi mua hàng của bạn.
11. Cách so sanh chất lượng của hai đèn nằn lượng có cùng công suất:
Kiểm tra bettery lưu trử, thông số aH của cái nào cao hơn thì tốt hơn;
Kiểm tra kích thước tấm Pin năng lượng mặt trời, cái nào có tấm pin năng lượng lơn hơn thì chất lượng hơn;
Kiểm tra cân năng của đèn cái nào năng hơn thì sẽ chất lượng hơn.
Kịch bản tối ưu chi phí để Việt Nam đạt 'Net Zero' vào 2050
Tăng điện tái tạo và điện hóa giao thông - công nghiệp để đạt đỉnh phát thải vào 2030 là kịch bản tối ưu để trung hòa carbon vào 2050.
Báo cáo "Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến Phát thải ròng bằng không" (EOR-NZ) do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) kết hợp cùng Cục Năng lượng Đan Mạch, Đại sứ quán Đan Mạch vừa phát hành đánh giá Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trung hòa carbon (Net Zero) vào năm 2050.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này thì phát thải CO2 cần đạt đỉnh vào năm 2030 và quá trình chuyển đổi năng lượng xanh cần được thực hiện nhanh hơn trước đây.
Trong đó, EOR-NZ khuyến nghị lựa chọn tốt và hiệu quả nhất về chi phí là mở rộng quy mô điện mặt trời và điện gió, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, đồng thời điện hóa ngành giao thông vận tải và công nghiệp.
"Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào và chuyển đổi xanh sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững cho toàn xã hội", ông Kristoffer Böttzauw, Cục trưởng Cục Năng lượng Đan Mạch nhận định.
Các tua-bin điện gió dọc cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đoạn qua huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Việt Quốc
Cụ thể, để phát thải đạt đỉnh phát thải vào năm 2030 và trung hòa khí hậu vào năm 2050 thì cần có thêm 56 gigawatt (GW) điện tái tạo - gồm 17 GW điện gió trên bờ và 39 GW điện mặt trời - vào năm 2030.
Như vậy, mức khuyến nghị này cao hơn cơ cấu công suất các nguồn điện đề ra trong Quy hoạch điện VIII. Theo Quy hoạch, đến 2030, điện mặt trời đạt 12.836 MW (12,8 GW), chiếm 8,5% tổng công suất. Điện gió trên bờ và ngoài khơi lần lượt 21.880 MW (21,88 GW) và 6.000 MW (6GW), chiếm 18,5% tổng công suất.
Báo cáo khuyến nghị Việt Nam bắt tay ngay vào việc xác định các địa điểm cho phát triển điện gió ngoài khơi, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cảng và củng cố hệ thống lưới điện truyền tải. Đặc biệt, sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng và có thể dự đoán để thu hút các khoản đầu tư lớn vào điện gió ngoài khơi.
Bởi lẽ, bất kỳ sự chậm trễ nào trong quá trình chuyển đổi sẽ gây ra "các chi phí tốn kém không cần thiết" do những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu. "Việc tích hợp một lượng lớn các nguồn điện biến đổi vào lưới điện đòi hỏi các hành động kiên quyết", báo cáo nêu.
Song song quá trình này, các nhà máy điện than cần trở nên linh hoạt hơn để khi cần có thể giảm công suất nhằm ưu tiên cho các nguồn điện xanh phát lên lưới, đồng thời vẫn đảm bảo nguồn dự phòng cần thiết cho đến khi các giải pháp lưu trữ và các giải pháp khác có thể được triển khai.
Đại sứ Đan Mạch Nicolai Prytz cho rằng việc chuyển đổi nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững không chỉ quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng mà còn giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi việc tiếp cận năng lượng tái tạo ngày càng trở nên quan trọng trong các quyết định đầu tư.
Rơ le SEL421 trong tủ bảo vệ LFPRB2 hiện chưa được điều chỉnh các trị số của protection logic 1. Vấn đề này phát sinh do rơle sẽ tự động đi trip khi thực hiện hiệu chỉnh, gây khó khăn trong việc thiết lập các thông số bảo vệ cần thiết. Để khắc phục, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành điều chỉnh các trị số này sau khi có đợt cắt điện tại trạm trong thời gian tới. Việc thiết lập chính xác các trị số này là rất quan trọng nhằm đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống bảo vệ, từ đó giúp nâng cao an toàn cho thiết bị và giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình vận hành.